Rủi ro là những yếu tố tiềm tàng có thể xâm phạm đến hệ thống an ninh thông tin của doanh nghiệp. Lường trước, đánh giá và lên kế hoạch xử lí khi xảy ra rủi ro là các công tác quản trị hiệu quả để doanh nghiệp luôn ở thế chủ động trong bảo mật thông tin.
Mọi quy trình vận hành hay kinh doanh của doanh nghiêp đều luôn tiềm ẩn những rủi ro. Đặc biệt, trong thời kì số hóa, nguy cơ xảy ra rủi ro đối với tài sản thông tin ngày một tăng cao. Điều này đặt doanh nghiệp trước yêu cầu phải xây dựng một hệ thống quản trị nghiêm ngặt và hiệu quả, bao gồm đầy đủ các bước: xác định, đánh giá và lên kế hoạch xử lí rủi ro. Rủi ro là gì, làm thế nào để thiết lập quản trị rủi ro, những thông tin hữu ích sẽ có dưới đây.
Rủi ro – Cách nhận diện
Nhận diện một cách chính xác các rủi ro là thao tác đầu tiên và tối quan trọng trong việc quản trị. Vậy rủi ro là gì? Định nghĩa kĩ lưỡng thì rủi ro được hiểu là một tập hợp các nhân tố mối đe dọa (Threat) x Lỗ hổng (Vulnerability) x Hậu quả (Consequence). Trong môi trường kinh doanh, mối đe dọa có thể đến từ doanh nghiệp đối thủ, các hacker hay thậm chí từ chính nội bộ công ty. Lợi dụng những lỗ hổng trong quy trình, công nghệ là cách các mối đe dọa tấn công vào hệ thống thông tin, gây ra những hậu quả khó lường như đánh mất thông tin nhạy cảm, dẫn đến những thiệt hại về kinh tế và những tổn thất về danh tiếng. Từ cách định nghĩa trên, có thể thấy nhận diện là thao tác rà soát các lỗ hổng, xác định đâu là mối đe dọa và tính toán trước hậu quả nếu có.
Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro hiệu quả phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau: tính đồng bộ – tính giới hạn – tính giải pháp công nghệ. Tính đồng bộ có nghĩa là, hệ thống quản trị được áp dụng tại mọi phòng ban, có sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức và có ảnh hưởng đối với mọi loại tài sản thông tin, từ dữ liệu khách hàng, tài sản trí tuệ đến bí mật thương mại. Tính giới hạn quy định khả năng và mức độ truy cập tài sản thông tin. Mọi cán bộ nhân viên đều phải được phân quyền cụ thể đối với việc truy cập từng loại tài sản thông tin. Tại CMC Global, tính giới hạn này được thể hiện ở ba phạm vi bảo mật như sau:
Cuối cùng là tính giải pháp công nghệ. Hệ thống quản trị sẽ được vận hành dễ dàng và hiệu quả hơn với sự trợ giúp của công nghệ. Một hệ thống lý tưởng cho phép doanh nghiệp giám sát các bên thứ ba theo thời gian thực (hoặc ít nhất là hàng ngày). Với sự đa dạng của các giải pháp an ninh mạng, doanh nghiệp có thể áp dụng những sản phẩm công nghệ khác nhau, sao cho phù hợp với đặc tính riêng của mình.
Hiện nay, CMC Global đã triển khai toàn diện các thao tác quản trị rủi ro cho doanh nghiệp, nhằm đảm bảo hệ thống thông tin được tuyệt đối bảo mật. Quản lí an ninh thông tin (ISMS) là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp đạt được chứng chỉ quốc tế ISO 27001 do Viện Tiêu chuẩn anh Quốc BSI cung cấp. Với hệ thống được chứng nhận ISO/IEC 27001, ISO 27001 là bằng chứng cho việc doanh nghiệp có năng lực kiểm soát những rủi ro an ninh thông tin. Tuân thủ theo các tiêu chuẩn thế giới có thể giúp doanh nghiệp dành được sự tin tưởng của khách hàng và những cơ hội kinh doanh mới.
Discussion about this post